Là một website trên Internet, website WordPress cũng chứa những nội dung doanh nghiệp muốn truyền tải đến Khách Hàng như: Giới thiệu công ty, Lịch sử hình thành, Dự án, Sản phẩm, Tin tức… Các nội dung trên được thể hiện thông qua các Page (Trang) và Post (Bài viết).
Ở WordPress ta thường dùng khái niệm Post type để phân biệt các dạng nội dung trên. Tuy nhiên, đối với các bạn mới làm quen đến việc quản trị website WordPress sẽ dễ nhầm lẫn thế nào là Page, Post, hay Category (Chuyên mục). Hôm nay mình sẽ giới thiệu về các nội dung trên cũng như cách phân biệt chúng để các bạn phân loại nội dung của mình một cách chính xác.
Mục lục bài viết
Điểm chung của Page (Trang) và Post (Bài viết)
Điểm chung dễ thấy nhất của Page và Post (gọi chung là Post type) là chúng đều chứa nội dung website muốn truyền tải đến người xem (ví dụ như bài viết này), bao gồm các dạng thông tin như text, hình ảnh, video, ảnh đại diện…
Bạn có thể thêm, chỉnh sửa nội dung Post type bằng ô nhập văn bản trên WordPress.
Sự khác nhau giữa Page và Post website WordPress
- Post có thể phân nhóm theo Chuyên mục (Category) hoặc thẻ Tag còn Page thì không.
- Page có thể phân cấp Cha – con, còn Post thì không.
- Khi đăng một bài mới, Post sẽ tự hiển thị bên ngoài website thông qua trang Chuyên mục, hoặc đôi khi là Trang chủ. Còn Page sẽ không tự hiển thị.
- Với website WordPress, Post thường có ô bình luận ở cuối bài, còn Page thì không.
Chuyên mục, Danh mục (Category) là gì?
Chuyên mục (hay Danh mục) là trang phân loại bài viết. Khi bạn truy cập trang chuyên mục, ở đó sẽ hiển thị danh sách các Post (Page không thể phân nhóm theo chuyên mục) thuộc chủ đề của chuyên mục đó. Danh sách các Post có thể là: Bài viết, Sản phẩm, Dự án, Dịch vụ…hoặc bất kỳ dạng bài viết nào có thể phân loại theo nhóm.
Ví dụ:
- Chuyên mục: Tin thể thao, Blog làm đẹp… sẽ chứa danh sách bài viết về thể thao, làm đẹp.
- Danh mục sản phẩm: Áo thun nam, Kem dưỡng da… sẽ chứa danh sách các sản phẩm thuộc loại áo thun cho nam, kem dưỡng da
- Danh mục dự án: Căn hộ, Đất nền, BĐS nghỉ dưỡng…
- Danh mục dịch vụ: Phun thêu thẩm mỹ, Làm ốm, Chăm sóc da…
Tổng kết: Khi nào dùng Post? Khi nào dùng Page?
Đọc đến đây có lẽ bạn cũng đã hình dung được trường hợp nào sẽ dùng Page hay Post rồi nhỉ. Tóm lại, với các nội dung cần phân loại, phân nhóm và tự động hiển thị ra website thì ta sẽ sử dụng Post. Còn Page sẽ dùng trong các trường hợp không có gì để phân loại và cũng không cập nhật thường xuyên như: Trang giới thiệu, lịch sử hình thành, Chính sách – quy định, Đặt lịch,…
Bài viết này nằm trong series Hướng dẫn quản trị website WordPress, gồm các bài hướng dẫn cách giải quyết những vấn đề thường gặp trong lúc quản trị website cho các bạn mới làm quen. Trong quá trình thao tác gặp chỗ nào khó khăn bạn có thể điền vào form phía dưới mình sẽ xem hướng dẫn thêm qua email bạn nhé. Xin cảm ơn mọi người!
Bạn cần hỗ trợ?Điền vấn đề vào form, mình sẽ liên hệ hướng dẫn nhé!